Bài viết mới
Nghề mực lênh đênh giữa biển khơi

Nghề mực lênh đênh giữa biển khơi

Dùng ốc bắt mực tuột Anh Huỳnh Văn Huy, 47 tuổi, ở ấp Bãi Nam, xã Hòn Nghệ (Kiên Lương, Kiên Giang) cho biết, mực tuột là loại mực có 8 râu hai càng. Loài mực này có đặc tính là luôn tìm nơi trú ẩn chắc chắn vì sợ loài khác ăn thịt, nên ngư phủ đã dùng ốc giá để chiêu dụ. Ốc giá mỗi ký 12.000- 15.000 đồng, mua về cắt bớt vỏ cho gọn, khoan lỗ, dùng dây nylon loại 8 ly cột vào, cứ cách 3 – 4 m, cột một con ốc, cứ thế cột dài đến 3.000 – 5.000 con. Dây ốc của anh Huy có 3.800 con. Khi tìm được bãi san hô và đá, sâu khoảng 6 – 8 m, Minh con trai anh Huy lượm từng vỏ ốc quăng xuống biển. Cứ thả được khoảng 300 con ốc Minh lại thả một cây cờ phao để báo hiệu địa điểm đánh mực và làm dấu cho ghe cào tránh. Luồng ốc có 3.800 con, thả mười mấy cây cờ khoan. Thả xong, ngồi chờ vài tiếng đồng hồ cho mực tuột chui vào vỏ ốc thì kéo lên. Lúc kéo vỏ ốc lên. Mực tuột nằm trong vỏ ốc từ từ bò ra vì khô nước, anh Huy bắt cho vào thùng nước lạnh. Mẻ này thu hoạch được chừng chục ký. Minh cho biết: “Mực tuột đánh bắt trong...
Vịnh Dung Quất với nghề câu mực đêm

Vịnh Dung Quất với nghề câu mực đêm

Dưới ánh đèn sáng đục, thấy sợi dây cước rung lên bần bật, hai tay lão ngư thoăn thoắt cuộn dây cố níu con mực lớn đang vùng vẫy. Nếu đoán được thời điểm mực đi ăn, các ngư dân sẽ “trúng mánh”, với nhiều mực lớn dính câu. Câu mực đêm là nghề truyền thống của ngư dân xã Bình Thạnh và Bình Đông (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xuất hiện từ cách đây hơn 30 năm. Hiện có khoảng 400 gia đình ở 2 xã này hành nghề câu mực đêm ở vịnh Dung Quất. Mỗi độ hoàng hôn buông xuống, hàng trăm ghe máy nhỏ, thúng máy xuất phát từ cửa Sa Cần ra cách bờ khoảng 5 hải lý để câu mực Dụng cụ hành nghề chỉ là cuộn dây cước dài khoảng hơn 10 m với đoạn chì dài 6 cm (xung quanh buộc dây cao su màu) gắn với 8 – 10 móc sắt inox được mài nhọn dùng làm lưỡi câu. Ông Nguyễn Nắng Hồng, người có thâm niên hơn 30 năm câu mực đêm cho biết, cao điểm của mùa câu mực đêm bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6. “Phải biết nhìn con trăng, nước thủy triều, kỹ thuật nương, kéo dây thì nhiều con mực lớn mới dính câu. Khi đó cũng phải khéo léo cuộn dây mới có thể đưa được mực lên ghe, chứ không thì...
Nghề mới của kinh tế biển : câu mực ban ngày

Nghề mới của kinh tế biển : câu mực ban ngày...

Một nghề mới xuất hiện trên biển: Nghề câu mực ban ngày. Thoạt nghe có chút nghi ngờ, vì ai cũng biết hàng trăm năm nay câu mực chỉ có chong đèn ban đêm chứ làm gì có chuyện câu mực ban ngày! Ấy vậy mà nghề này đã xuất hiện ở Phú Quý…   Phú Quý là một huyện đảo cách đất liền 54 hải lý, dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt hải sản và làm rẫy, chăn nuôi. Song chủ yếu là nghề hải sản, lượng tàu thuyền trên đảo gần 1.000 chiếc trong đó gần 50% là thuyền công suất nhỏ. Dù sóng gió con tàu cũng đã cặp cảng Triều Dương  khoảng 5 giờ sáng. Qua tìm hiểu và được giới thiệu tôi đã gặp ông Nguyễn Thanh Hường thôn 2, xã Ngũ Phụng (xóm Bãi Lăng) người đầu tiên áp dụng kỹ thuật câu mực ban ngày ở đảo Phú Quý. Khi tôi hỏi có phải ngẫu nhiên mà anh phát hiện con mực có thể câu ngày? Anh nói: Phải, vào những năm 1990, khi con cá mú đỏ sống được mua với giá rất cao so với các loại cá khác, ngư dân địa phương đổ xô khai thác loại cá ở ngư trường xung quanh đảo Phú Quý và quần đảo Trường Sa. Thấy nghề câu năng suất thấp nên chúng tôi nghĩ ra nghề bủa phao rồi thả trôi...
Nghề câu mực – hiểm họa khôn lường

Nghề câu mực – hiểm họa khôn lường

Nghề câu mực xuất phát từ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), ngư dân QN-ĐN (trước đây) đã nhanh chóng học được nghề và đến năm 1990, nghề câu mực phát triển mạnh ở 2 phường Thanh Lộc Đán và Xuân Hà (Đà Nẵng). Trong 206 tàu thuộc 2 phường thì đã có 134 tàu đi câu mực, còn lại làm nghề giã cào và lưới cản. Tàu làm nghề câu mực là loại tàu có công suất 60 CV trở lên, mỗi chuyến đi câu mực kéo dài từ 30-50 ngày, sản lượng bình quân từ 6-10 tấn mực khô. Tùy theo thời vụ và điều kiện cung cầu của thị trường, giá mực dao động từ 15-25 ngàn đồng/kg và tùy theo tàu lớn, nhỏ, số lao động trên tàu xê dịch từ 16-20 người. Nhưng để câu được mực, tàu phải ra đến hải phận Quốc tế và thông thường, từ tháng 12/9 (âm lịch) là thời gian hoạt động thuận lợi nhất cho nghề câu mực. Lại nữa, nếu trời không mưa, nghề này có thể làm quanh năm. Song, những gian khó vẫn không cùng. Cứ khoảng 17h, các tàu bắt đầu thả các thúng – với 1 người trên mỗi thúng – thành một hàng ngang trên biển và mỗi thúng cách nhau khoảng 5 mét. Theo quy định, các thúng phải cố định vị trí để tránh tình trạng tranh giành khi câu...