Bài viết mới
Hạ Long địa điểm câu mực đêm lý tưởng

Hạ Long địa điểm câu mực đêm lý tưởng

Câu mực đêm không chỉ được gọi là “nghề câu mực”  của các ngư dân vùng biển mà còn là một thú vui dân dã của những du khách khi đi du lịch biển.Vào mùa đông và mùa xuân được đi câu mực đêm tại Hạ Long là điều tuyệt vời cho những ai có sở thích câu cá. Vào khoảng thời gian này, khí hậu thay đổi nhiệt độ giảm xuống và trời trở lạnh đàn mực ùa về càng nhiều hơn và đây chính là thời điểm tốt nhất để có thể câu cá mực. Dụng cụ câu mực khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một số đồ để câu mực như cần câu, một vài sợi cước và móc câu chùm có tính quang.  Sau khi câu mực bạn có thể chế biến chúng thành những món ăn khoái khẩu của mình như chả mực nổi tiếng Hạ Long, gỏi mực hay món ăn nào đó bạn ưa thích. Khoảng 9 giờ tối, đầu tháng 12 lúc thời tiết ngoài Vịnh Hạ Long khá lạnh, trời có mưa phùn bạn có thể mang cần câu đi câu mực vì đây là thời điểm khá thuận lợi để buông câu, vào mùa này các nhà tàu sẵn lắp bóng đèn cao áp ở phía cuối đuôi tàu để cho du khách có thể đi câu cá và mực. Câu mực khá dễ dàng và ai cũng...
Thưởng thức Bánh khoai tép xứ Thanh.

Thưởng thức Bánh khoai tép xứ Thanh.

Chả mực / Nếm món đậu rùa ở Vĩnh Phúc. Đến với xứ Thanh ngoài việc khám phá những bãi biển nổi tiếng như sầm sơn, hải hòa, hải thanh…. và  thưởng thức những món ăn nổi tiếng như nem chua, bánh gai, bánh răng bừa, chè lam … thì món”bánh khoái tép” bạn cũng không nên bỏ qua. Nó là một món độc đáo và hấp dẫn. Mỗi khi về mảnh đất đầu miền Trung tươi đẹp, bạn sẽ được người xứ Thanh tự hào kể về đủ thứ đặc sản quê hương. Bên cạnh nem chua, gỏi cá biển, người Thanh Hóa còn có một món ăn độc đáo mà ngon miệng không kém khác để nhắc tới, ấy là món bánh khoái tép chảo gang. Nói là đặc sản bởi món ăn này chỉ có thể tìm thấy ở thành phố Thanh Hóa và một vài huyện lân cận. Nguyên liệu làm bánh hết sức giản đơn, chỉ gồm gạo tẻ xay ướt, tép tươi loại ngon cùng rau ăn kèm rất lạ là rau cần nước và bắp cải thái sợi.  Tép đồng được đảo sơ với hành lá và gia vị cho ngấm, trước khi chế biến cũng đã hơi se vàng là đạt yêu cầu. Rau cần chọn loại cần nước, rửa sạch, bỏ lá nhặt lấy cộng non, cắt đoạn ngắn, rau cải thái mỏng. Phần sơ chế đơn sơ chỉ dừng lại ở...
Nghề mực lênh đênh giữa biển khơi

Nghề mực lênh đênh giữa biển khơi

Dùng ốc bắt mực tuột Anh Huỳnh Văn Huy, 47 tuổi, ở ấp Bãi Nam, xã Hòn Nghệ (Kiên Lương, Kiên Giang) cho biết, mực tuột là loại mực có 8 râu hai càng. Loài mực này có đặc tính là luôn tìm nơi trú ẩn chắc chắn vì sợ loài khác ăn thịt, nên ngư phủ đã dùng ốc giá để chiêu dụ. Ốc giá mỗi ký 12.000- 15.000 đồng, mua về cắt bớt vỏ cho gọn, khoan lỗ, dùng dây nylon loại 8 ly cột vào, cứ cách 3 – 4 m, cột một con ốc, cứ thế cột dài đến 3.000 – 5.000 con. Dây ốc của anh Huy có 3.800 con. Khi tìm được bãi san hô và đá, sâu khoảng 6 – 8 m, Minh con trai anh Huy lượm từng vỏ ốc quăng xuống biển. Cứ thả được khoảng 300 con ốc Minh lại thả một cây cờ phao để báo hiệu địa điểm đánh mực và làm dấu cho ghe cào tránh. Luồng ốc có 3.800 con, thả mười mấy cây cờ khoan. Thả xong, ngồi chờ vài tiếng đồng hồ cho mực tuột chui vào vỏ ốc thì kéo lên. Lúc kéo vỏ ốc lên. Mực tuột nằm trong vỏ ốc từ từ bò ra vì khô nước, anh Huy bắt cho vào thùng nước lạnh. Mẻ này thu hoạch được chừng chục ký. Minh cho biết: “Mực tuột đánh bắt trong...
Vịnh Dung Quất với nghề câu mực đêm

Vịnh Dung Quất với nghề câu mực đêm

Dưới ánh đèn sáng đục, thấy sợi dây cước rung lên bần bật, hai tay lão ngư thoăn thoắt cuộn dây cố níu con mực lớn đang vùng vẫy. Nếu đoán được thời điểm mực đi ăn, các ngư dân sẽ “trúng mánh”, với nhiều mực lớn dính câu. Câu mực đêm là nghề truyền thống của ngư dân xã Bình Thạnh và Bình Đông (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xuất hiện từ cách đây hơn 30 năm. Hiện có khoảng 400 gia đình ở 2 xã này hành nghề câu mực đêm ở vịnh Dung Quất. Mỗi độ hoàng hôn buông xuống, hàng trăm ghe máy nhỏ, thúng máy xuất phát từ cửa Sa Cần ra cách bờ khoảng 5 hải lý để câu mực Dụng cụ hành nghề chỉ là cuộn dây cước dài khoảng hơn 10 m với đoạn chì dài 6 cm (xung quanh buộc dây cao su màu) gắn với 8 – 10 móc sắt inox được mài nhọn dùng làm lưỡi câu. Ông Nguyễn Nắng Hồng, người có thâm niên hơn 30 năm câu mực đêm cho biết, cao điểm của mùa câu mực đêm bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6. “Phải biết nhìn con trăng, nước thủy triều, kỹ thuật nương, kéo dây thì nhiều con mực lớn mới dính câu. Khi đó cũng phải khéo léo cuộn dây mới có thể đưa được mực lên ghe, chứ không thì...
Nghề mới của kinh tế biển : câu mực ban ngày

Nghề mới của kinh tế biển : câu mực ban ngày...

Một nghề mới xuất hiện trên biển: Nghề câu mực ban ngày. Thoạt nghe có chút nghi ngờ, vì ai cũng biết hàng trăm năm nay câu mực chỉ có chong đèn ban đêm chứ làm gì có chuyện câu mực ban ngày! Ấy vậy mà nghề này đã xuất hiện ở Phú Quý…   Phú Quý là một huyện đảo cách đất liền 54 hải lý, dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt hải sản và làm rẫy, chăn nuôi. Song chủ yếu là nghề hải sản, lượng tàu thuyền trên đảo gần 1.000 chiếc trong đó gần 50% là thuyền công suất nhỏ. Dù sóng gió con tàu cũng đã cặp cảng Triều Dương  khoảng 5 giờ sáng. Qua tìm hiểu và được giới thiệu tôi đã gặp ông Nguyễn Thanh Hường thôn 2, xã Ngũ Phụng (xóm Bãi Lăng) người đầu tiên áp dụng kỹ thuật câu mực ban ngày ở đảo Phú Quý. Khi tôi hỏi có phải ngẫu nhiên mà anh phát hiện con mực có thể câu ngày? Anh nói: Phải, vào những năm 1990, khi con cá mú đỏ sống được mua với giá rất cao so với các loại cá khác, ngư dân địa phương đổ xô khai thác loại cá ở ngư trường xung quanh đảo Phú Quý và quần đảo Trường Sa. Thấy nghề câu năng suất thấp nên chúng tôi nghĩ ra nghề bủa phao rồi thả trôi...